Trong 20 ngày vừa qua, số tử vong vì Covid-19 của thành phố giảm liên tục. Thống kê những ngày gần đây lần lượt là 30, 31, 26, 25, 21, 20 ca tử vong/ngày. “Ngày 6/1, bệnh nhân Covid-19 tử vong của TP thấp nhất trong 6 tháng qua”, đại diện Ban chỉ đạo nhận định.
Tương ứng, số bệnh nhân nặng đang thở máy ghi nhận 5 ngày gần đây là 335, 228, 228, 316 và 319. Một tuần qua, số ca mắc mới của TP.HCM lần lượt là 569, 384, 662, 664, 448, 442, 489. Biểu đồ đang đi xuống. 16/22 địa phương của TP đã là vùng xanh.
Vùng xanh đã chiếm ưu thế trên bản đồ Covid-19 TP.HCM. |
Trước những dấu hiệu tích cực trên, bác sĩ Trương Hữu Khanh, Cố vấn Bệnh viện Nhi đồng 1 TP.HCM cho rằng, TP không cần đếm số ca nhiễm SARS-CoV-2 mỗi ngày.
“Hiện nay số ca mắc mắc mới rất thấp. Chúng ta cần tập trung vào việc tìm số ca nặng, số người thuộc nhóm nguy cơ chưa tiêm vắc xin, số người bị bệnh chưa được tiếp cận thuốc kháng virus. Những con số ý nghĩa hơn nhiều so với việc đếm ca mắc mới lúc này”, bác sĩ Trương Hữu Khanh chia sẻ.
Ông cho rằng, mục tiêu báo cáo số ca mắc mới là xu hướng chung của thế giới từ đầu dịch. Tuy nhiên tùy thời điểm, cần cân nhắc công bố số liệu cần thiết, không để người dân chủ quan nhưng cũng không tạo tâm lý lo sợ.
“Liên tục nhắc nhở người dân thực hiện 5K và vắc xin phòng bệnh, không được lơ là. Quan trọng nhất là công khai số ca nặng, số người nguy cơ chưa được tiêm vắc xin, vì đây là nhóm sẽ chuyển nặng và có thể tử vong”, bác sĩ Khanh chia sẻ.
Thực tế, khảo sát vừa qua của ngành y tế cho thấy, TP có 25.000 người trên 65 tuổi, có bệnh nền chưa tiêm vắc xin Covid-19. Trong 3 tuần, TP đã kiên trì vận động và tiêm được hơn 54%, tương ứng với 13.874 người. Nỗ lực này nhằm bảo vệ người yếu thế, đặc biệt trước nguy cơ từ biến thể Omicron.
Tuy nhiên, không phải F0 nào cũng là bệnh nhân. Chỉ khi F0 có triệu chứng, cần can thiệp y tế mới cần nhập viện. Vì vậy, khi ca nhiễm SARS-CoV-2 không tạo áp lực lên hệ thống điều trị, số mắc mới không gây ra nhiều lo lắng. Trong 11 ca nhiễm biến thể Omicron tại TP.HCM, 6 ca đã xuất viện, 5 ca còn lại không có triệu chứng.
Gần 12.000 người trên 65 tuổi, có bệnh nền tại TP.HCM chưa tiêm vắc xin Covid-19. |
Một bác sĩ tại trạm y tế lưu động cho rằng, TP có tình trạng cả gia đình mắc Covid-19 nhưng không báo với trạm y tế. Những người này hầu như không triệu chứng và khỏi bệnh sau 7 -10 ngày. Bác sĩ này nhận định, chính vì được chủng ngừa đầy đủ vắc xin Covid-19 nên các F0 không có triệu chứng hoặc rất nhẹ. "Đây là cơ sở quan trọng nhất để TP có thể ngừng đếm số ca nhiễm virus SARS-CoV-2".
Tại Singapore, từ ngày 7/12/2021, Bộ Y tế đã dừng phát thông cáo báo chí cập nhật tình hình Covid-19 hàng ngày vì cho rằng việc cập nhật không còn ý nghĩa. Singapore đang chuyển sang coi Covid-19 là bệnh đặc hữu.
Philippines cũng có động thái tương tự kể từ ngày 1/1. Bộ Y tế sẽ ngừng cập nhật tình hình dịch bệnh hằng ngày cho báo chí và các phương tiện truyền thông xã hội. Thay vào đó, người dân quan tâm có thể theo dõi số tử vong và tỷ lệ nhập viện trên trang web của Bộ Y tế Philipines.
Tại TP.HCM, chị Nguyễn Thị Phượng, 27 tuổi, quận Phú Nhuận chia sẻ, 1 tháng qua, chị chỉ theo dõi số ca tử vong vì Covid-19. "Trước đây mình sẽ hoảng hốt nếu có người quen mắc Covid-19. Nhưng bây giờ nhìn đâu cũng F0 hoặc cựu F0, muốn tránh cũng rất khó. Mình chỉ mong người già, bố mẹ mình không nhiễm bệnh là được".
Còn anh Nguyễn Văn Tiệp, 30 tuổi, TP Thủ Đức đã từ bỏ thói quen đọc bản tin Covid-19 mỗi tối trên điện thoại. "Thông tin dày đặc về Covid-19 khiến mình ức chế, không biết bao giờ mới có thể thực sự gọi là bình thường mới. Mình vẫn phải buôn bán và kiếm sống nên cứ vắc xin và 5K là được. Nhiều người chưa mắc Covid nhưng cứ bị ám ảnh khi Facebook, Tiktok, báo chí về Covid-19 rất nhiều ".
TP.HCM không còn thực hiện truy vết F0, cách ly tập trung F1 hay lấy mẫu diện rộng. |
Ngày 7/1, TS.BS Nguyễn Văn Vĩnh Châu, Phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM cho biết, chiến lược hiện nay của TP là sống chung với SARS-CoV-2. Do đó, tất cả các cơ sở y tế đều phải sẵn sàng tiếp nhận, điều trị bệnh nhân Covid-19. Bệnh viện Nhi đồng 1 là nơi có khoa Covid-19 đầu tiên trên cả nước với quy mô 150 giường, có phòng mổ áp lực âm và đủ 3 tầng điều trị.
“Thời gian tới sẽ có rất nhiều Khoa hoặc đơn vị Covid ở các bệnh viện hạng 1, bệnh viện đa khoa và cả bệnh viện quận huyện. Điều trị bệnh Covid-19 hay không Covid-19 cũng đều quan trọng và thực hiện song song”, TS Vĩnh Châu khẳng định. Hiện nay, TP vẫn đang đối mặt với biến thể Omicron, số ca nặng vẫn còn, nên nguy cơ dịch tăng cao không thể chủ quan.
“Trong thời gian tới, khi vắc xin phủ nhiều hơn, khi có thuốc đặc trị và các biến thể của SARS-CoV-2 lành tính hơn, hi vọng Covid-19 có thể sớm trở thành một bệnh truyền nhiễm thông thường”, TS Vĩnh Châu kỳ vọng.
Linh Giao
" alt=""/>Đã đến lúc TP.HCM không cần công bố số ca mắc Covid
Theo đó, khoảng 20h30 ngày 9/4, tổ công tác liên ngành của phường Nghĩa Thành đi kiểm tra trên địa bàn về việc phòng chống dịch Covid-19.
Khi đi qua quán cà phê Bâng Khuâng (thuộc tổ 4), tổ công tác phát hiện trong quán có 9 người đang tụ tập, không đeo khẩu trang. Trong đó, 4 người trải chiếu đánh bài giải trí, còn những người khác ngồi uống nước trong quán.
Đối tượng Trinh (trái) và Thanh tại cơ quan điều tra |
Nhận thấy quán cà phê không thực hiện nghiêm túc Chỉ thị 16, tổ công tác lập biên bản vi phạm hành chính đối với bà Phan Thị Kim Chi (SN 1987, chủ quán cà phê Bâng Khuâng) về hành vi “Không thực hiện quyết định áp dụng biện pháp hạn chế tập trung đông người”.
Quá trình lập biên bản, Nguyễn Công Trinh (chồng bà Chi) và Kiều Văn Thanh (chủ nhà cho thuê mặt bằng) đang nhậu dưới nhà đi lên.
Thanh yêu cầu cán bộ công an đọc lại biên bản vi phạm và nói bà Chi không ký vào.
Tổ công tác đã giải thích cho Thanh hiểu, việc xử lý hành chính chỉ liên quan đến người kinh doanh có vi phạm và yêu cầu không can thiệp vào quá trình làm việc của đoàn kiểm tra, nhưng Thanh không chấp hành.
Sau khi chủ quán cà phê ký và đưa cho cán bộ công an thì Nguyễn Công Trinh bất ngờ lao vào giật khiến biên bản bị nhàu nát và rách. Cùng lúc này, đối tượng Thanh cũng lao vào, dùng tay đấm vào mặt cán bộ công an khiến người này ngã xuống nền nhà.
Tổ công tác điện báo Công an TP. Gia Nghĩa đến tăng cường và điều tra để xử lý các đối tượng theo quy định của pháp luật. Quá trình điều tra, bị can Trinh và Thanh khai nhận toàn bộ hành vi phạm tội.
Hiện hồ sơ vụ án đã được Viện KSND TP Gia Nghĩa chuyển đến TAND cùng cấp để chuẩn bị đưa ra xét xử.
Phó viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ TƯ cho rằng Hà Nội đang thực hiện giãn cách xã hội rất tốt và đề xuất phải kéo dài thêm ít nhất 1 tuần.
" alt=""/>Truy tố 2 kẻ đấm công an sau khi bị nhắc nhở tụ tập thời cách ly xã hộiẢnh minh họa: Ahmedabadmirror
Nhìn chung, các triệu chứng của Omicron có vẻ nhẹ hơn so với các chủng virus SARS-CoV-2 khác, đặc biệt đối với những người đã tiêm vắc xin.
Tuy nhiên, nhiều người vẫn trở nặng và một số trường hợp đã tử vong sau khi nhiễm Omicron.
Ba triệu chứng chính thức của Covid-19 là ho liên tục, sốt, mất vị giác/khứu giác. Tuy nhiên, nhiều người không gặp phải bất kỳ biểu hiện nào như vậy khi nhiễm Delta, Omicron.
Nhiều người đã so sánh các dấu hiệu của Omicron với cảm lạnh thông thường gồm ngứa cổ họng và sổ mũi.
Từ dữ liệu ở Anh, Mỹ, Nam Phi, các chuyên gia trên toàn cầu đã xác định được 8 triệu chứng chính của Omicron. Họ cảnh báo, những biểu hiện này rất có thể xuất hiện trong giai đoạn đầu của bệnh.
Đó là ngứa cổ họng, đau lưng dưới, chảy nước mũi/nghẹt mũi, đau đầu, mệt mỏi, hắt hơi, đổ mồ hôi đêm, nhức mỏi cơ thể.
Những triệu chứng này có thể xuất hiện sớm nhất là 2 ngày sau khi tiếp xúc với một người nhiễm Omicron. Tuy nhiên, có những bệnh nhân chỉ bộc lộ triệu chứng 14 ngày sau khi tiếp xúc. Đó là lý do nếu phơi nhiễm với virus, bạn nên xét nghiệm và tự cách ly trong 10 ngày.
Ryan Roach, Giám đốc điều hành của Công ty bảo hiểm sức khỏe Discovery Health (Nam Phi), nhận xét, các bằng chứng cho thấy triệu chứng Omicron dường như xuất hiện trong vòng 3 ngày.
Những người bị Covid-19 nhẹ thường không khỏe trong khoảng 2 tuần. Tuy nhiên, nhiều người đang phải chịu đựng những cảm giác khó chịu kéo dài hàng tháng trời.
An Yên(Theo Express)
Các chuyên gia dự đoán sẽ có thêm nhiều ca Flurona (nhiễm cả cúm và Covid-19) - một dạng bệnh phổ biến ở trẻ nhỏ hơn.
" alt=""/>Tám dấu hiệu bắt đầu xuất hiện sau 2 ngày nhiễm Omicron